Việt Nam

Quản trị công và tiếp cận công lý

Đến năm 2026, người dân ở Việt Nam, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, sẽ được hưởng lợi và đóng góp vào một xã hội công bằng, an toàn và bao trùm hơn dựa trên nền tảng quản trị công tốt hơn, thể chế có tính phản hồi hơn, pháp quyền được tăng cường, bảo vệ và tôn trọng các quyền con người, bình đẳng giới và thoát khỏi mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

  • Các thể chế và hệ thống pháp quyền được củng cố nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công lý và chống phân biệt đối xử, trong đó tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương.

  • Các cơ chế nâng cao tính minh bạch, sự tham gia của cộng đồng, tính liêm chính, khả năng thích ứng, trách nhiệm giải trình, có sự tham gia của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác được tăng cường.

  • Năng lực dự báo mang tính nhạy cảm giới và quản trị rủi ro được hỗ trợ nhằm tăng cường an ninh con người, xử lý khủng hoảng trong tương lai và duy trì hòa bình.

  • Năng lực của các bên liên quan được tăng cường để nâng cao nhận thức và tiến hành cải cách chính sách, luật pháp và thể chế nhằm giảm thiểu các rào cản về bình đẳng giới và sự hòa nhập của người khuyết tật.