Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông

Tóm tắt dự án 

Dự án áp dụng cách tiếp cận địa bàn không gây mất rừng để đạt được các kết quả mong đợi. Đây là cách tiếp cận tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên một địa bàn không gây mất rừng. Dự án sẽ thúc đẩy việc tổng hợp hiêu quả (i) các thảo luận và các biện pháp thực thi chính sách ở địa phương, (ii) hành động của các bên liên quan đến các ngành hàng nông sản chính để đạt được chuỗi cung ứng bền vững. Dự án sẽ đóng góp trực tiếp và thúc đẩy viêc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), các chiến lược quốc gia, các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, bảo vệ rừng và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng.

Bối cảnh 

Tây Nguyên là vùng khó khăn thứ hai ở Việt Nam. Các hộ gia đình bản địa vẫn sống trong cảnh đói nghèo, cùng với khoảng cách chênh lệch về phúc lợi giữa các nhóm người dân. Trong khi đó, một phần đáng kể rừng tự nhiên của khu vực đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây nông nghiệp và rừng trồng khác nhau. Việc mở rộng các loại cây lâu năm tiếp tục đẩy việc canh tác tự cung tự cấp của những nông dân bị thiệt thòi di cư tới các vùng rừng núi và hẻo lánh hơn, khiến các hộ nghèo nhất và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số khó được hưởng lợi hơn từ các tập quán canh tác bền vững và có lợi. Suy thoái đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất nông nghiệp và xói mòn đất cũng đã trở nên đáng báo động.

Các thành tựu đạt được  

  • 80% biến động sử dụng đất do hệ thống giám sát và đánh giá của tỉnh quan sát và báo cáo đều phù hợp với các mục tiêu và kế hoạch phân bổ sử dụng đất 

  • 2 chuỗi giá trị thí điểm các tiêu chuẩn bền vững bao gồm hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý gần với thời gian thực (cà phê và cây lâm sản ngoài gỗ)

  • 25.000 ha rừng được bảo vệ khỏi nguy cơ mất rừng

  • Hơn 30.000 nông dân được hỗ trợ thông qua các tác dụng đòn bẩy của dự án

  • Tổng nguồn tài chính công và tư huy động được qua dự án đạt từ 15 tới 25 triệu Euro

  • Cách tiếp cận phát triển cảnh quan bền vững và không gây mất rừng được các bên liên quan cấp quốc gia và tỉnh xác định và hiểu rõ, và hướng tới tích hợp vào các khung chính sách và kế hoạch liên quan cấp tỉnh và quốc gia.

Kết quả dự án  

  • Dự án có 4 kết quả mong đợi chính:

  1. KẾT QUẢ 1: Thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả, bao gồm các công cụ và quy trình quản lý tích hợp quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện và cấp tỉnh.

  2. KẾT QUẢ 2: Các mô hình, biện pháp sản xuất hàng hóa bền vững, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện trong sản xuất nông nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng

  3. KẾT QUẢ 3: Môi trường tài chính được cải thiện với các sáng kiến tăng nguồn đầu tư và cải thiện quan hệ đối tác nhằm xúc tiến chuyển đổi theo hướng cảnh quan bền vững, tập trung ở cấp tỉnh và huyện 

  4. KẾT QUẢ 4 – Tính bền vững và khả năng nhân rộng của dự án được đảm bảo thông qua nỗ lực điều phối, giám sát đánh giá, tài liệu hóa và chia sẻ kiến thức, truyền thông và vận động chính sách cấp vùng và cấp quốc gia

  • Dự án sẽ đóng góp lớn vào việc phát triển lâm nghiệp bền vững ở Tây Nguyên và thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2021-2030 vừa mới được phê duyệt, Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris (COP26), cam kết của Việt Nam giảm mức phát thải ròng về 0 đến năm 2050, và Đề án trồng 1 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

 

Yếu tố Bình đẳng giới và Hòa nhập Xã hội (GESI)  

Khía cạnh bình đẳng giới và hòa nhập xã hội được lồng ghép vào các hoạt động để cải thiện sinh kế địa phương và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách đưa các nhóm dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số và phụ nữ tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp, trồng rừng và du lịch sinh thái.

Nâng cao nhận thức các cấp về lợi ích của quản lý cảnh quan bền vững lồng ghép yếu tố giới và dân tộc thiểu số để đảm bảo vai trò hỗ trợ của họ trong việc lựa chọn và cung cấp thông tin các mô hình kinh doanh và địa điểm cần hỗ trợ.

Ngoài ra, các mục tiêu cụ thể về các nhóm nghèo nhất và chỉ số về giới đã được đưa vào thiết kế dự án, và sẽ được theo dõi trong quá trình thực hiện, và là một phần của việc thực hiện chính sách an toàn.

Để hỗ trợ sinh kế từ rừng cho các cộng đồng bản địa, dự án sẽ tập trung vào các hoạt động cụ thể liên quan đến các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, ví dụ phát triển cây cảnh và cây thuốc.